Loại nhựa này có thể thay thế cho các loại nguyên liệu có nguy cơ gây ung thư đang được sử dụng rộng rãi trong các vật dụng hàng ngày như vỏ bọc điện thoại, các loại bình cho trẻ em và đĩa DVD.
Mỗi năm, có hàng triệu tấn poly-carbonate được sản xuất ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, mối lo ngại về sự nguy hiểm của loại vật liệu này đang gia tăng vì độc tính trong các tiền chất của nó, đặc biệt là bisphenol-A– một chất có thể gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Hóa học Catalonia (ICIQ), Tây Ban Nha, dưới sự dẫn đầu của Arjan Kleij đã phát triển một phương pháp để sản xuất polycarbonate từ quả chanh và CO 2 – những sản phẩm tự nhiên rất dồi dào.
Bên cạnh đó, quả chanh còn có thể thay thế một thành phần nguy hiểm hiện đang được dùng trong các hợp chất polycarbonate thương mại – bisphenol-A (hay còn gọi là BPA).
Mặc dù BPA đã nhiều lần được các cơ quan của Mỹ và châu Âu phân loại là an toàn, tuy nhiên có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó là một chất có thể phá hủy nội tiết tố, chất độc thần kinh và có tiềm năng gây ung thư.
Một số quốc gia như Pháp, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm sử dụng BPA trong các sản phẩm chai lọ dành cho trẻ em.
Nhà khoa học Kleij cho rằng “BPA an toàn, nhưng vẫn gây ra các mối lo ngại, và nó cũng được sản xuất từ dầu mỏ. Phương pháp tiếp cận của nhóm nghiên cứu là thay thế nó bằng limonene – một chất có thể phân tách từ quả chanh và cam, mang đến cho chúng ta một phương án thay thế xanh hơn, bền vững hơn”.
Các nhà nghiên cứu không chỉ thành công trong việc tạo ra một loại chất dẻo thân thiên với môi trường hơn, mà còn cải thiện đặc tính về nhiệt của nó. Loại chất dẻo có nguồn gốc từ quả chanh này có nhiệt độ chuyển pha thủy tinh cao nhất từng được báo cáo cho một hợp chất polycarbonate. Việc có được nhiệt độ chuyển phathủy tinh cao còn có một ý nghĩa quan trọng khác – đó là loại nhựa mới này sẽ bị chảy ở mức nhiệt độ cao hơn, có nghĩa là nó sẽ hơn toàn hơn khi sử dụng hàng ngày.
Hơn nữa, loại nhựa mới này cũng có thể cung cấp vô số ứng dụng mới cho polycarbonate và nhựa copolymer nhờ các công thức vật liệu thích hợp.
(Theo Indiatimes)
- Thúc đẩy công nghệ tái chế chất thải nhựa tiến tới mục tiêu thực hiện nền kinh tế tuần hoàn(20/05/2023)
- Liên Hiệp quốc: Thế giới có thể cắt giảm 80% ô nhiễm nhựa vào năm 2040(20/05/2023)
- Châu Á cần thức tỉnh trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển(20/05/2023)
- Tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm ô nhiễm nhựa(20/05/2023)
- Nguyên liệu bơ sữa Hoa Kỳ: lợi thế cho sự đổi mới và phát triển bền vững(20/05/2023)
- Kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp, triển vọng phát triển của năng lượng Việt Nam(20/05/2023)
- Thị trường vật liệu in 3D tăng vọt gần 26% mỗi năm(20/05/2023)
- Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa(20/05/2023)
- Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp(20/05/2023)
- Có nên uống nước nóng trong cốc nhựa dùng một lần?(20/05/2023)
- Đề xuất nhiều giải pháp về chi phí tái chế (27/06/2023)
- Nhận biết các loại nhựa và khả năng tái chế chúng(29/06/2023)