Nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng rác thải nhựa ở đại dương, cậu bé thần đồng Haaziq Kazi (12 tuổi, đến từ thành phố Pune, Ấn Độ) đã phát minh ra một chiếc máy có khả năng giải loại bỏ các chất thải nhựa ra khỏi môi trường đại dương.
Trong khi hầu hết những đứa trẻ 12 tuổi vẫn còn mải mê với những cuốn truyện tranh, những bộ phim hoạt hình hay các trò chơi điện tử và hoàn toàn vô ưu vô lo về những vấn đề toàn cầu, Kazi đã đau đáu về việc làm thế nào để thế hệ sau này không phải sống trong một môi trường đầy nhựa thải.
“Cháu đã xem một số phim tài liệu và nhận ra rằng, chất thải tác động xấu đến sinh vật biển. Cháu cảm thấy mình phải làm gì đó. Những con cá mà chúng ta ăn hàng ngày đang phải ăn nhựa trong đại dương nên chu kỳ ô nhiễm đã đi đến chúng ta và điều này thậm chí còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của con người. Do đó, cháu đã đưa ra giải pháp ERVIS”, Kazi chia sẻ.
Giải thích phát minh ERVIS của mình, Kazi nói: “Những chiếc đĩa sử dụng lực hướng tâm để hút chất thải, sau đó nó tiến hành phân tách nước, sinh vật biển và chất thải. Sinh vật biển và nước sẽ được đưa trở lại đại dương, còn chất thải bị giữ lại và tiếp tục được phân tách thành 5 phần nữa”.
Không chỉ dừng lại ở những bản vẽ con nít, Kazi đã tiến hành thử nghiệp phát minh của mình và dõng dạc giới thiệu, phân tích nó trong chương trình TEDxGateway ở Mumbai vào năm ngoái.
Trong bài phát biểu của mình, Kazi tiết lộ, ý tưởng vật lý đằng sau phát minh ERVIS đến từ việc rửa tay. Mẹ Kazi từng nói cậu bé cần phải rửa tay trước khi ăn và khi rời khỏi nhà vệ sinh với một bàn tay sạch sẽ, ý tưởng về ERVIS đã bật lên trong đầu cậu bé thiên tài.
Kazi tuyên bố đã chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu ERVIS đầu tiên trong bồn tắm của mình. Mặc dù chỉ hoạt động trong 7 giây trước khi hỏng nhưng nó đã cho thấy hiệu quả như mong đợi.
Bài diễn thuyết hết sức thuyết phục và tự tin của Kazi tại TEDxGateway đã thu hút sự chú ý của các tổ chức và học giả quốc tế. Tuy nhiên, Kazi cho biết, dự án vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Đây vẫn chỉ là giai đoạn đầu. Công trình của cậu bé cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử nghiệm với một nguồn tài chính đáng kể trước khi một ERVIS thực thụ có thể hoạt động đầy đủ xuất hiện ở các đại dương.
Kazi khẳng định cậu bé vẫn sẽ theo phát minh ERVIS nhằm âm thầm hút hết những rác thải nhựa của loài người ra khỏi “mẹ thiên nhiên”.
Trong cuộc chiến chống tại cuộc khủng hoảng rác thải nhựa này, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần bằng việc tiêu thụ và xử lý các chất thải nhựa một cách có trách nhiệm hơn.
(Theo khoahoc.tv)
- Cách kiểm tra chất lượng tấm nhựa PE trước khi mua(10/02/2025)
- Tấm nhựa HDPE có độ bền bao lâu khi sử dụng ngoài trời?(10/02/2025)
- Có nên sử dụng tấm nhựa HDPE làm vách ngăn nhà xưởng?(15/02/2025)
- Tấm nhựa PE trắng đục, trong suốt – Loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn?(15/02/2025)
- Tấm nhựa HDPE có tái chế được không? Giải pháp bảo vệ môi trường(15/02/2025)
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng tấm nhựa HDPE và cách khắc phục(15/02/2025)
- Có thể uốn cong tấm nhựa PE không? Phương pháp gia công hiệu quả(20/02/2025)
- Cách xử lý bề mặt tấm nhựa HDPE trước khi dán keo hoặc sơn(20/02/2025)
- Tấm nhựa HDPE có thể gia công CNC không? Những điều cần lưu ý(20/02/2025)
- Phương pháp ép nhiệt tấm nhựa PE để tạo hình theo yêu cầu(26/02/2025)
- Làm thế nào để khoan lỗ trên tấm nhựa PE mà không bị nứt?(26/02/2025)
- Tấm nhựa PE có thể dán keo không? Cách tăng độ bám dính(26/02/2025)