Ông Khaled Raafat, đồng sáng lập của TileGreen, tổ chức chuyên giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa cho biết: "Đến nay, TileGreen đã tái chế hơn 5 triệu túi nhựa, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Công ty đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ tái chế hơn 5 tỷ túi nhựa”.
Tại nhà máy của công ty ở ngoại ô Cairo, công nhân mang những chiếc thùng lớn chứa hỗn hợp rác thải nhựa để nấu chảy và nén lại. Sản phẩm là các viên gạch được bán cho các nhà phát triển bất động sản và các công ty ký hợp đồng để sử dụng cho việc lát gạch ngoài trời.
Tại Ai Cập, rác thải nhựa thường bị vứt bỏ trên đường hoặc được xử lý tại các bãi rác không chính thức hoặc bị đốt cháy. Trong những năm gần đây, Ai Cập đã cấm sử dụng nhựa dùng một lần ở một số tỉnh.
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad cho biết chính phủ đang làm việc với các siêu thị để cấm đồ nhựa dùng một lần vào giữa năm 2023 và hướng tới việc cấm chúng trên toàn quốc vào năm 2024.
(Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam)
- Không để Hiệp ước toàn cầu về nhựa đi vào bế tắc(26/12/2023)
- Thụy Điển mở nhà máy hiện đại để tăng gấp đôi lượng nhựa tái chế(04/01/2024)
- Tại sao bia ít được đóng trong chai nhựa?(04/01/2024)
- Pháp cấm bao bì nhựa cho sản phẩm tươi sống vào năm 2024(10/01/2024)
- Vì sao chai nhựa luôn có phần đáy không bằng phẳng?(10/01/2024)
- Chủ động vào cuộc tái chế sản phẩm, bao bì(17/01/2024)
- Thành công từ công nghệ tái chế rác thải nhựa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội(17/01/2024)
- Ngành công nghiệp ô tô đang ứng dụng tái chế như thế nào!(24/01/2024)
- Bao bì nhựa PE - Giải pháp bền vững cho môi trường(22/02/2024)
- Nhựa PE có độc hại không? Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống(26/02/2024)
- Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam thông qua dữ liệu số(26/02/2024)
- Nan giải việc tái chế rác thải nhựa(06/03/2024)