Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, hàng loạt các loại vật liệu mới được tìm thấy hoặc tạo ra. Xét về khía cạnh độ cứng thì dưới đây là 10 loại vật liệu có độ cứng cao nhất cho đến thời điểm hiện tại:
10. Tơ nhện: Tơ của loài nhện Darwin's Bark được coi là vật liệu sinh học cứng chắc nhất từng được biết đến từ trươc tới nay. Chúng thậm chí còn dai chắc hơn gấp 10 lần sợi Kevlar - loại vật liệu đang được con người sử dụng để làm áo chống đạn.
9. Silicon cacbua (SiC): Loại vật liệu này có độ cứng chắc rất cao và đã được sử dụng để tạo nên lớp giáp sắt Chobham của các xe tăng chiến đấu.
8. Nanospheres/Nano-Kevlar: Các hạt nano tí hon có khả năng tự tập hợp này là vật liệu hữu cơ cứng nhất mà con người từng tạo ra được. Chúng có thể dẫn tới việc phát triển lớp áo giáp bọc cơ thể in ấn được.
7. Kim cương: Loại vật liệu tự nhiên cứng nhất trên thế giới này có khả năng chống trầy xước vô địch.
6. Wurtzite boron nitride: Đây là vật liệu được tạo ra trong các vụ phun trào núi lửa và về lí thuyết cứng hơn kim cương 18%. Tuy nhiên, trong thực tế, con người chưa từng thu được số lượng vật liệu này đủ lớn để phục vụ việc kiểm nghiệm giả thiết này.
5. Lonsdaleite: Loại vật liệu này được hình thành khi các thiên thạch chứa than chì va chạm với vào Trái đất. Kết quả mô phỏng cho thấy, lonsdaleite có thể cứng hơn kim cương 58%, nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa kiểm nghiệm được điều này trong thực tế vì chúng quá hiếm.
4. Dyneema: Loại chất dẻo tổng hợp polythen này được quảng cáo là loại sợi cứng nhất trên thế giới. Với đặc điểm là nhẹ hơn nước nhưng cứng hơn thép gấp 15 lần, dyneema có thể chặn được đạn bay.
3. Thủy tinh kim loại: Loại thủy tinh hợp kim này là sản phẩm kết hợp giữa độ cứng và sức bền. Nó được coi là vật liệu bền nhất trên Trái đất hiện nay.
2. Buckypaper: Vật liệu nano này ra đời từ các phân tử carbon hình ống, mỏng hơn 1 sợi tóc người tới 50.000 lần. So với thép, buckypaper cứng hơn 500 lần, nhưng nhẹ hơn 10 lần.
1. Graphene: Đây là một lớp carbon có độ dày 1 phân tử, cứng gấp 200 lần thép. Để chọc thủng một tấm graphene mỏng như giấy nhựa saran, bạn cần áp lực tạo bởi một con voi đứng cân bằng trên một cái bút chì.
(theo khoahoc.tv)
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng tấm nhựa HDPE(23/09/2024)
- Các sản phẩm từ tấm nhựa PE mà bạn có thể tự làm tại nhà(23/09/2024)
- Cách chọn cuộn nhựa PE phù hợp cho doanh nghiệp của bạn chi tiết nhất(23/09/2024)
- Top các nhà sản xuất tấm nhựa HDPE hàng đầu hiện nay(27/09/2024)
- So sánh giá thành của tấm nhựa PE với tấm nhựa PVC(27/09/2024)
- Những mẹo để sử dụng cuộn nhựa PE hiệu quả hơn(27/09/2024)
- Phân tích chi phí: Tấm nhựa HDPE so với PE - Lựa chọn nào tốt hơn?(07/10/2024)
- Top 5 loại tấm nhựa chịu được nhiệt độ cao phổ biến trong công nghiệp(10/10/2024)
- Tấm nhựa PE: Tất tần tật về giá cả, kích thước và địa chỉ mua hàng uy tín(10/10/2024)
- Khám phá ưu và nhược điểm của thớt nhựa từ tấm nhựa PP & PE(16/10/2024)
- Những điều cần biết về tấm nhựa PE trong ngành may mặc(16/10/2024)
- Chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng tấm nhựa PE trong xây dựng hệ thống nước(21/10/2024)